Những khía cạnh không thể dịch thuật của ngôn ngữ

Những khía cạnh không thể dịch thuật của ngôn ngữ

Dịch thuật và khác biệt văn hóa
Từ sự ngạc nhiên khi biết mẹ mình không chỉ có thể giao tiếp mà còn đùa giỡn được với người khác bằng tiếng Pháp, tôi đã đặt ra cho mình nhiệm vụ học một ngôn ngữ khác. Tôi đã không ngừng cố gắng để học từ mới và hiểu những thứ nhất định có nghĩa là gì, và sẽ vô cùng thất vọng khi mẹ nói với tôi rằng có những thứ “không thể dịch sang tiếng Việt”. Tin rằng mẹ cố ý không chia sẻ thông tin với tôi để giữ bí mật với những người bạn Pháp của mẹ, tôi khăng khăng đòi học tiếng Pháp để có thể hiểu những gì được nói ra mà không thể được dịch ra. Sau nhiều tuần học hành  tôi đã có thể nói được mình đã đánh bại anh trai trong trận tennis cuối tuần vừa rồi bằng tiếng Pháp (dù vẫn không có đủ vốn từ vựng để mô tả kỹ hơn).

Sự thành thạo có lẽ vẫn còn là một giấc mơ xa vời, nhưng dần dần, tôi bắt đầu hiểu một số khía cạnh không thể dịch thuật của những ngôn ngữ khác nhau. Đôi khi một từ có không có bản dịch trực tiếp, đôi khi nó đại diện cho cả một khái niệm mà bạn không bao giờ nghĩ là cần phải diễn đạt ra. Tôi đã từng đi vài nước, thường là để học những ngôn ngữ mới, và một trong những từ tiếng Pháp yêu thích của tôi là  dépaysement, đại ý là cảm giác rời khỏi đất nước của một ai đó. Mặc dù trong tiếng Việt chúng ta có thể nói mình đang nhớ nhà, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Đôi khi bạn không nhớ nhà, bạn chỉ nhận thức rất rõ ràng rằng mình đang ở một chỗ khác không phải nhà.

Sự khác biệt này càng rõ ràng hơn khi tôi đến Trung Quốc. Tôi vẫn luôn hào hứng với ẩm thực Trung Hoa, nhưng tôi không ngờ chúng lại in dấu sâu đậm như vậy trong giao tiếp hàng ngày. Một trong những điều đầu tiên mà hầu hết người nước ngoài sẽ học được trong những bài học tiếng Trung là hỏi thăm sức khỏe của người khác. Bạn sẽ hỏi bằng câu 你吃了吗? (Nǐ chī le ma?): Bạn ăn chưa? Để cho công bằng, có rất ít người thực sự dùng câu này để chào hỏi trong giao tiếp hàng ngày, nhưng sự thật là câu này vẫn được dạy trong một bài học giao tiếp chính thức cho thấy cuộc sống của người Trung Quốc, ở một mức độ nào đó, xoay quanh ẩm thực. Điều này càng rõ ràng hơn với tôi khi trong một buối học, giáo viên nhắc đi nhắc lại với chúng tôi rằng cách nhận xét lịch sự duy nhất khi được cho xem ảnh con của một ai đó là khen đứa trẻ thật béo. Tôi chưa bao giờ có thể tự nhiên khen độ béo gầy của một đứa trẻ con, nhưng rất nhanh, tôi hiểu được rằng với người Trung Quốc, không có lời xúc phạm nào tệ hơn tỏ ý cho rằng họ không cho con cái ăn uống đầy đủ. Tôi cũng bị sốc khi giáo viên đề nghị cả lớp lập danh sách từ người gầy nhất đến người béo nhất trong lớp. Mặc dù không tinh tế, nhưng trong mắt giáo viên, hoạt động đó chỉ là bài tập quan sát thông thường. Từ “béo”, 胖 (pàng), thường được coi như một biệt danh đáng yêu hay một tính từ xác định mà không có sự ác ý ẩn trong đó như khi gọi một người là “Đồ béo ị” (fatso) trong tiếng Anh.

Có rất nhiều ví dụ trong đó ngôn ngữ phản ánh thói quen ăn uống trên thế giới. Trong tiếng Việt, chúng ta không có bản dịch trực tiếp, thậm chí là khái niệm về từ  sobremesa của tiếng Tây Ban Nha. Nó chỉ tới một khoảng thời gian sau bữa ăn, khi tất cả đồ ăn đã được ăn hết và có một sự thỏa thuận ngầm về việc tiếp tục ngồi đó trò chuyện mà không cần vội vàng dọn dẹp rửa ráy bát đĩa hay làm gì đó cùng nhau để giết thời gian. Nếu bạn đủ may mắn để cùng dùng bữa với người Tây Ban Nha, sẽ là khôn ngoan nếu bạn dự phòng ra vài tiếng đồng hồ, bởi  sobremesa là một tiến trình tự nhiên đến mức sẽ thật nực cười nếu không có một từ dành riêng cho nó. Tôi cũng cảm thấy như bị lừa dối khi tiếng Việt không có khái niệm về  merendar , một thứ gì đó mà bạn ăn sau khi đã ăn vặt buổi chiều. Tôi có thể đi vào bếp và lấy ra một quả táo để ăn vào lúc 3 giờ chiều, nhưng điều làm tôi buồn là hành động đó chẳng đủ để tạo nên một động từ cho riêng nó để tôi có thể rủ mọi người cùng làm. Khía cạnh cộng đồng trong ăn uống của người Tây Ban Nha cũng được phản ảnh trong cụm từ  el de la  vergüenza:  tức là, Kẻ đáng xấu hổ. Việc muốn ăn miếng cuối cùng trên đĩa đồ ăn chung, với người Việt là một hành động kỳ quặc, thì với người Tây Ban Nha, đó là dấu hiệu rõ ràng của lòng tham. Trong văn hóa Tây Ban Nha, đồ ăn luôn được chia sẻ, và họ tin rằng một người cần thấy xấu hổ khi luôn có được miếng đồ ăn cuối cùng trên đĩa cho riêng mình. Mặc dù chúng ta có thể dịch nghĩa đen quan niệm này sang tiếng Việt là “miếng cuối cùng”, và âm thầm bực bội khi ai đó cố ý gắp miếng đó, nhưng không có bản dịch trực tiếp nêu lên được sự phê phán thẳng thừng như bản gốc tiếng Tây Ban Nha.

Học một ngôn ngữ là một quá trình khởi đầu bằng sự kinh ngạc khi hiểu được những cuộc giao tiếp thông thường, sau đó là khiến người khác hiểu được mình muốn nói gì. Tuy nhiên, phần thú vị và hài lòng nhất là khi bạn bắt đầu học những từ ngữ hay khái niệm mà bạn nhận ra là không thể dịch một cách trực tiếp, và cho bạn thấy về nền văn hóa đằng sau ngôn ngữ bạn đang học, cũng như những gì không có trong nền văn hóa và ngôn ngữ của bạn. Đó là khi việc học ngôn ngữ vượt xa khỏi việc chia động từ cho đúng và thay vào đó cho phép bạn có một cái nhìn khác vè những điều mà trước đây bạn chưa từng nghĩ tới.


DỊCH SỐ là một trong số những nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật hàng đầu tại Hà Nội. Ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ dịch thuật đối với hơn 20 loại ngôn ngữ khác nhau. Công ty Dịch Số đáp ứng nhu cầu dịch thuật tài liệu kỹ thuật, pháp lý, học thuật, y học và marketing, cùng nhiều loại tài liệu khác. Quý khách hàng vui lòng tham khảo thêm thông tin trên website http://www.dichso.com/ hoặc liên hệ hotline +84 934 425 988.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *