Viện nghiên cứu Hán nôm

Viện nghiên cứu Hán nôm

Dịch tiếng Hán Nôm chuyên nghiệp chính xác Liên hệ Hotline: 0934 425 988 – Số máy bàn: 046 661 6365

Địa chỉ văn phòng dịch tiếng Hán Nôm với đội ngũ chuyên gia là các dịch giả từ viện hán nôm:

Số Số 62 ngõ 115 Nguyễn Lương Bằng, Q. Đống Đa, Hà Nội

Chúng tồi được hỗ trợ từ các chuyên gia hán nôm hàng đầu tại việt nam, cam kết đem lại bản dịch gia phả, hoành phi, bia mộ, cáo trạng, gia phả dòng tộc đã được chúng dịch nghĩa: Họ Lê, Họ Trần, Họ Nguyễn, họ Phạm, Họ Hồ, Họ Vũ, Họ Bùi, Họ Mai, Họ Đinh, Họ Phùng…

Viện Hán Nôm

Viện Hán Nôm

Di sản Hán Nôm gồm những thư tịch và liệu viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, là kho văn hoá thành văn to lớn và phong phú nhất của nước ta trước khi có các văn bản ghi bằng chữ La-tinh. Bảo tồn lâu dài và khai thác có hiệu quả kho di sản văn hoá này, là để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại ngày nay.

Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ trên, năm 1970 Ban Hán Nôm thuộc Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam được thành lập. Ban đã quy tụ nhiều nhà hoạt động cách mạng lão thành và có kiến thức Hán Nôm uyên bác, như: Phạm Thiều, Thạch Can, Cao Xuân Huy, Hoa Bằng, Đào Phương Bình, Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Đổng Chi, v.v., cùng các cộng tác viên như Trần Duy Vôn, Lê Duy Chưởng, Nguyễn Hữu Chế, Nguyễn Văn Lãng, Lê Xuân Hoà, v.v.. Ban đã tổ chức nghiên cứu và phiên dịch các tài liệu Hán Nôm trong 9 năm (1970-1979).

Ngày 13-9-1979, Viện Nghiên cứu Hán Nôm được thành lập trên cơ sở Ban Hán Nôm, theo quyết định số 326/CP của Hội đồng Chính phủ và được tái khẳng định thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia trong Nghị định số 23/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ. Đây là một cơ quan duy nhất ở Việt Nam vừa là Trung tâm bảo tồn các nguyên bản chữ Hán và chữ Nôm, vừa là Trung tâm khai thác các tư liệu chữ Hán và chữ Nôm.

Nhiệm vụ cụ thể của Viện Nghiên cứu Hán Nôm là:

  1. Về bảo tồn, nghiên cứu khai thác các tư liệu Hán Nôm và đào tạo cán bộ nghiên cứu Hán Nôm được xác định:

Bảo tồn và giám định các nguyên bản chữ Hán chữ Nôm, sao các bản gốc thành nhiều bản để sử dụng hoặc cung cấp cho các thư viện và các cơ quan có nhu cầu;

Tổ chức biên dịch (gồm cả chú giải) và chính thức công bố các tư liệu chữ Hán chữ Nôm, duyệt lại các bản dịch Hán Nôm đã được công bố;

Nghiên cứu văn bản học, biên soạn những sách công cụ cần thiết cho công tác biên dịch và nghiên cứu tư liệu chữ Hán chữ Nôm;

Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu chữ Hán, chữ Nôm.

  1. Về công tác sưu tầm và bảo quản tư liệu chữ Hán và chữ Nôm, Viện được Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam giao các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

Tiến hành điều tra, thu thập các văn bản Hán Nôm và các tư liệu liên quan ở Việt Nam và ở nước ngoài, nhằm thống nhất quản lý thư tịch và tài liệu Hán Nôm trong phạm vi cả nước.

Hệ thống hoá và gìn giữ các văn bản chữ Hán, chữ Nôm và các tư liệu liên quan hiện còn và sưu tầm được, đảm bảo kỹ thuật bảo tàng và kỹ thuật thư viện, nhằm lưu giữ và cho nhân bản để phục vụ cho công tác nghiên cứu trước mắt và lâu dài.

  1. Về công tác đào tạo cán bộ nghiên cứu Hán Nôm, Viện được giao nhiện vụ đào tạo nghiên cứu sinh và cao học trong nước:

Năm 1994, Viện được giao nhiệm vụ là cơ sở đào tạo tiến sĩ.

Năm 1996, Viện được giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ.

Trong những năm qua, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã triển khai hoạt động trên các mặt công tác và thu được những thành tựu nhất định, đáp ứng những yêu cầu mà Nhà nước giao cho.

Để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin và thuận tiện trong việc giao tiếp, Viện đã xây dựng Website Hannom.org.vn. Website chính thức hiện diện từ năm 2006, đến nay đã có cả triệu lượt truy cập.

Đến với Website, Quý bạn đọc có thể tìm thấy những thông tin bổ ích trong hoạt động nghiên cứu của nhà khoa học ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, các chuyên gia Hán Nôm trong nước và quốc tế, với nhiều bài viết và công trình nghiên cứu Hán Nôm, được đăng tải trên hàng trăm số Tạp chí Hán Nôm từ năm 1986 đến nay, hơn 1000 bài viết trong các Kỉ yếu Hội nghị Thông báo Hán Nôm học được tổ chức thường niên bắt đầu từ năm 1996 đến nay, đề cập đến tất cả các mặt hoạt động hết sức phong phú và đa dạng của ngành Hán Nôm học.

Đặc biệt, Quý bạn đọc có thể đi sâu tìm hiểu kho thư tịch Hán Nôm hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm khi truy cập vào mục Di sản Hán Nôm. Ở đây lưu trữ hàng ngàn cuốn sách chứa đựng nhiều thông tin vô cùng phong phú về các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội, địa phương… của ông cha ta trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Website của Viện với mục tiêu là nơi lưu trữ cơ sở dữ liệu Hán Nôm, cung cấp những tư liệu Hán Nôm (có thể) cho tất cả các đối tượng muốn tìm hiểu công tác Hán Nôm. Mặc dù kinh phí thực hiện website còn có hạn, chúng tôi đã cố gắng cập nhật những dữ liệu trong các chuyên mục trên website, tạo điều kiện tốt nhất tới Quý bạn đọc, nhằm góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Quá trình duy trì website và cập nhật dữ liệu, chúng tôi luôn cố gắng, nhưng đây thực sự là việc làm không đơn giản, nên khó tránh khỏi có những sai sót. Rất mong nhận được góp ý chân thành của Quý bạn đọc.

Xây dựng Website Hannom.org.vn, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã nhận được sự giúp đỡ của Viện Harvard-Yenching Hoa Kỳ. Nhân đây chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
VIỆN TRƯỞNG
Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *