Vạch trần một vài bí ẩn về dịch thuật và dịch giả

Vạch trần một vài bí ẩn về dịch thuật và dịch giả

Roswitha Ehrhardt Wagner đã làm dịch giả cho công ty dịch thuật McElroy từ năm 1981. Nhiều năm qua, những bản dịch của chị từ và sang tiếng Đức đã nhận được vô số lời khen từ những khách hàng sắc sảo nhất. Dưới đây, chị sẽ chia sẻ một số quan điểm từ kinh nghiệm thực tế của mình về những điều bí ẩn xung quanh công tác dịch thuật và dịch giả.

Dịch thuật
Bí ẩn số 1

Ngay sau khi tôi đã trở thành một dịch giả toàn thời gian, một người quen đã hỏi tôi làm nghề gì. Tôi nói với cô ấy rằng tôi là một dịch giả. Phản ứng của cô ấy là, “Không phải cậu rất may mắn khi chỉ cần sống ở đây, học ngôn ngữ rồi dịch thuật và kiếm một đống tiền sao?” Tôi cảm thấy bị xúc phạm bởi vì điều đó ngụ ý rằng dịch giả không phải một nghề nghiệp thực sự, và bất cứ ai nói được nhiều hơn một ngôn ngữ cũng có thể làm dịch giả. Nhưng phản ứng của cô ấy cũng khiến tôi suy nghĩ nhiều. Tôi bắt đầu tự hỏi những điều gì giúp phân biệt một dịch giả thành công với những người chỉ đơn thuần là biết nhiều hơn một ngôn ngữ. Bởi vì, ngay cả những người thực sự nói được hai ngôn ngữ cũng không hẳn là những dịch giả tốt. Mặt khác, tôi biết có những dịch giả không thể nói chuyện bằng tiếng Đức với tôi, nhưng có thể sản xuất ra những bản dịch từ tiếng Đức sang tiếng Anh cực kỳ tốt.

Vì vậy, một dịch giả cần có những phẩm chất gì? Đầu tiên, tôi tin rằng để trở thành một dịch giả, bạn phải học ngôn ngữ thứ hai một cách có hệ thống, tức là “có ý thức”. Khi bạn học một ngôn ngữ thứ hai theo một cách có hệ thống, bạn sẽ ý thức được về nhiều điều trong ngôn ngữ mẹ đẻ của mình – những điều bạn có thể sẽ chẳng bao giờ nhận ra nếu không học một ngôn ngữ khác. Ví dụ, bạn sẽ nhận ra rằng tiếng mẹ đẻ của mình có những từ ngữ và khái niệm không tồn tại trong những ngôn ngữ khác và ngược lại, rằng ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu văn hóa và tâm hồn, tính cách và lịch sử của một dân tộc, rằng những từ ngữ đơn giản nhất bạn dùng mỗi ngày cũng không thể dễ dàng dịch thuật, bởi dù những từ ngữ này có tương đương trong tiếng nước khác, nhưng khi kết hợp với nhau, chúng lại chẳng có nghĩa gì cả, hoặc tệ hơn là bản dịch nghĩa đen có thể mang ý nghĩa trái ngược hoàn toàn với ý định ban đầu.

Có phải điều này hàm ý rằng bất cứ ai đã học ngoại ngữ một cách có hệ thống đều có thể trở thành dịch giả không? Một lần nữa, câu trả lời là không. Đa phần các sinh viên ngôn ngữ không trở thành dịch giả. Họ sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ của họ trong các lĩnh vực khác. Một số trở thành nhà ngôn ngữ học, giáo viên dạy ngôn ngữ, hay giáo sư giảng dạy về ngôn ngữ họ đã học; số khác lại theo ngành nhân chủng học, khảo cổ học hoặc một nghề nghiệp khác mà ở đó kỹ năng ngôn ngữ là cần thiết. Ngay trong số những người học tập để trở thành dịch giả, không phải tất cả đều đến đích. Và những người đã trở thành dịch giả cũng không nhất thiết là những dịch giả giỏi. Như vậy phải có một điều gì đó khác quyết định việc một người có thể trở thành dịch giả hay không. Trước khi nêu ra quan điểm của mình, tôi muốn nói tiếp về bí ẩn thứ hai quanh công tác dịch thuật và các dịch giả.

Bí ẩn số 2

Người ta thường nói rằng việc dịch thuật nên để các chuyên gia làm. Mọi cơ sở đào tạo dịch giả đều sẽ dùng những lời này để mô tả chương trình giảng dạy của mình: trước khi tốt nghiệp với tư cách một dịch giả, bạn sẽ phải có được các kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể. Điều này có nghĩa là gì? Bạn cần biết những gì? Toàn bộ về lĩnh vực cụ thể hay chỉ những thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực này, cả trong ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích? Có phải tôi đã trở thành một chuyên gia sau khi học về dịch thuật tại Viện Biên dịch và Phiên dịch của Đại học Heidelberg không? Chắc chắn là không rồi. Khi đó tôi đã là một dịch giả giỏi chưa? Một lần nữa, tôi có thể nói chắc chắn là chưa. Theo lý thuyết, để các chuyên gia thực hiện bản dịch là rất tốt. Trong một thế giới được tạo ra từ các chuyên gia, giao công việc cho một chuyên gia là một điều nên làm. Hoàn toàn là sự thật khi nói rằng một người học ngoại ngữ một cách có hệ thống, đồng thời cũng là một bác sĩ sẽ dịch các tài liệu y khoa tốt hơn những người biết ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích nhưng chỉ biết chút ít về y học. Và chắc chắn, có những dịch giả đã học ngoại ngữ một cách có hệ thống và đồng thời có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể. Nhưng hãy thực tế một chút. Đại đa số các dịch giả không có nền tảng lý tưởng như vậy, nhưng họ vẫn sản xuất ra được những bản dịch đạt yêu cầu, thậm chí xuất sắc.

Vì vậy bạn cần gì để trở thành một dịch giả tốt? Tôi đã thu nhặt được những gì trong suốt thời gian qua để trở thành một dịch giả nhiệt tình và thành công? Câu trả lời nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng vẫn là sự thật. Trên hành trình của mình, tôi đã tiếp xúc với rất nhiều điều khác biệt, và học được thêm nhiều về thế giới và cuộc sống. Việc làm mẹ khơi dậy ở tôi nhiều trí tò mò hơn, và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tôi đã trưởng thành hơn và có lẽ là khôn ngoan hơn.


DỊCH SỐ là một trong số những nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật hàng đầu tại Hà Nội. Ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ dịch thuật đối với hơn 20 loại ngôn ngữ khác nhau. Công ty Dịch Số đáp ứng nhu cầu dịch thuật tài liệu kỹ thuật, pháp lý, học thuật, y học và marketing, cùng nhiều loại tài liệu khác. Quý khách hàng vui lòng tham khảo thêm thông tin trên website http://www.dichso.com/ hoặc liên hệ hotline +84 934 425 988.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *