Nguyên nhân của thất bại dịch thuật và những chiến lược ngăn chặn (P.3)

Nguyên nhân của thất bại dịch thuật và những chiến lược ngăn chặn (P.3)

Chiến lược dịch

Các chiến lược

  1. Thích nghi với các quy ước của ngôn ngữ mục tiêu.
  • Không được dịch nghĩa từng từ một

Định nghĩa một cách lỏng lẻo thì, từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có thể được sử dụng độc lập. (Bolnger và Sears, 1968: 43) Mona Baker định nghĩa từ dạng viết là một chuỗi những chữ cái với khoảng cách trực giao ở hai bên. (Baker, 1992: 11) Tiếng Trung lại sử dụng các ký tự thay vì từ. Tuy nhiên, định nghĩa ở trên vẫn có thể được áp dụng. Tuy vậy, có rất nhiều sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Trung , và nhiều ràng buộc giữa từ này với từ khác cần phá vỡ. Cụ thể hơn, một từ tiếng Anh có thể được dịch ra thành một cụm từ trong tiếng Trung, và ngược lại, một ký tự tiếng Trung có thể cần cả một cụm từ, thậm chí một câu trong tiếng Anh để thể hiện ý nghĩa một cách đầy đủ và thích hợp. Ví dụ, duibuqi (ba ký tự) có thể được dịch ra thành ‘ xin lỗi “trong khi ‘khó tin’ và ‘dốt nát’ đang thường được tương ứng dịch thành bukesiyi yumeiwuzhi (cả hai đều là cụm từ bốn ký tự).

  1. Thích nghi với những cụm từ trong ngôn ngữ đích

‘ Tại sao thợ xây không sản xuất ra ngôi nhà, hay các nhà văn không sáng chế ra tiểu thuyết, dù họ tạo ra câu chuyện và cốt truyện? Không có lý do cũng như định nghĩa trong từ điển nào được quan tâm ở đây. Chúng ta không nói thế bởi vì chúng ta không nói thể.’ (Bolnger và Sears, 1968: 55). Điều này cũng khá đúng trong tiếng Trung. Chúng ta tiếp nhận cách nói thay vì học chúng như học một ngoại ngữ hay ngôn ngữ thứ hai. Hầu hết các vấn đề phát sinh trong dịch thuật là do những kết hợp từ khác nhau trong những ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ: quy định bị phá vỡ (broken) trong tiếng Anh nhưng chỉ bị weifan (vi phạm hoặc không được tuân theo) trong tiếng Trung.

  1. Từ vựng hóa với chú thích cần thiết: Từ vựng hóa có nghĩa là sáng tạo ra một từ hay cụm từ mới từ những thứ không tồn tại trong ngôn ngữ đích. Ý nghĩa có thể sẽ không được truyền tải, vì thế chúng ta rất cần đưa ra một lời giải thích ngay sau khi từ vựng hóa. Ví dụ, người Trung Quốc không có thói quen uống trà chiều. Hơn nữa, trà với họ chỉ là trà, và họ chỉ uống trà mà không ăn kèm bánh trái gì. Khi tôi đã được mời tới dự bữa trà chiều của anh bạn Andre người Anh, tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy mình được mời ăn bánh quy và nhiều đồ ngọt khác. Điều này đặt ra một vấn đề khi tôi kể câu chuyện này ra làm ví dụ cho học sinh, bởi tôi không thể đơn thuần chỉ dịch trà chiều là xiawucha (một bản dịch nghĩa đen) được. Tôi đã phải giải thích với học sinh. Trà buổi sáng cũng khá khác biệt so với zaocha trong cộng đồng nói tiếng Quảng Đông.
  2. Thích nghi với cấu trúc câu của ngôn ngữ mục tiêu: Một người nước ngoài có tuổi đã chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Trung của mình và nói rằng tiếng Trung không có những kết nối rõ ràng và chính thức giữa các câu và các mệnh đề. Điều này là sự thật, nhất là trong những văn tự tiếng Trung cổ. Những văn bản này thậm chí còn không có cả hệ thống dấu câu ngăn cách. Dấu chấm chỉ được dùng để chỉ ra kết thúc của một câu. Đôi khi dấu chấm còn không được sử dụng. Nhưng người Trung Quốc cổ đại được dạy đọc theo cách đó, và dường như đó cũng không phải vấn đề gì với họ. Tiếng Trung hiện đại đã tiếp nhận hệ thống dấu câu của phương Tây, nhưng vẫn giữ nguyên nhiều nét đặc trưng từ thời cổ. Những mệnh đề tiếng Trung Quốc được kết nối bằng nghĩa, trong khi mệnh đề tiếng Anh lại dùng từ nối để nối chúng với nhau. Một khác biệt quan trọng nữa là tiếng Anh nghiêng về chủ thể, trong khi tiếng Trung lại nghiêng về chủ đề (Li, 1976). Trong bản dịch Trung-Anh, cần xác định chủ thể chính xác cho mỗi mệnh đề, vì mệnh đề không có chủ ngữ là không đúng về mặt ngữ pháp trong tiếng Anh. Trong bản dịch Anh-Trung, nhiều chủ ngữ có thể được bỏ qua và các mệnh đề có thể được sắp xếp lại thành một chuỗi mệnh đề theo một chủ đề chung.
  3. Thích ứng với truyền thống văn bản trong ngôn ngữ đích: Trong phần này, tôi muốn nhấn mạnh vào tầm quan trọng hết sức lớn lao của tính liên kết. Tương tự như phần d, tiếng Trung rất ít khi dùng liên từ để kết nối văn bản, đặc biệt là trong những văn bản cổ. Không giống như tiếng Trung, tiếng Anh có 5 phương tiện liên kết (Halliday và Hason, 1976): tham chiếu, thay thế, tỉnh lược, liên từ và liên kết từ vựng. Mặc dù không thể nói rằng tiếng Trung không có những phương tiện liên kết tương tự, nhưng ít nhất thì những phương tiện này cũng không được sử dụng nhiều. Điều này đã trở thành khác biệt về phong cách lớn nhất giữa truyền thống văn bản trong tiếng Anh và tiếng Trung. Sự khác biệt này thường xuyên là yếu tố phản bội lại bản dịch khi khiến người đọc nhận ra nó không phải văn bản được chính người bản ngữ viết nên. Cặp thuật ngữ—câu đẳng lập (các mệnh đề hay cụm từ đặt cạnh nhau mà không dùng liên từ phối hợp hay phụ thuộc) và câu phụ thuộc (Quan hệ phụ thuộc giữa các mệnh đề với từ nối) miêu tả rõ những đặc điểm văn bản trên trong tiếng Trung và tiếng Anh.   Có ý kiến cho rằng tiếng Trung hiện đại chịu nhiều ảnh hưởng của các ngôn ngữ châu Âu qua việc vay mượn và mô phỏng. Đây là một đặc điểm trong sự phát triển của mọi ngôn ngữ, nhưng sự ảnh hưởng đó sẽ không bao giờ trở thành đặc điểm chính. Là dịch giả, chúng ta cần luôn nhận thức được những khác biệt nêu trên.

DỊCH SỐ là một trong số những nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật hàng đầu tại Hà Nội. Ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ dịch thuật đối với hơn 20 loại ngôn ngữ khác nhau. Công ty Dịch Số đáp ứng nhu cầu dịch thuật tài liệu kỹ thuật, pháp lý, học thuật, y học và marketing, cùng nhiều loại tài liệu khác. Quý khách hàng vui lòng tham khảo thêm thông tin trên website http://www.dichso.com/ hoặc liên hệ hotline +84 934 425 988.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *