Vài ý kiến đóng góp với bản dịch “Việt Nam khai quốc” (kỳ 2)

Vài ý kiến đóng góp với bản dịch “Việt Nam khai quốc” (kỳ 2)

VÀI Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VỚI BẢN DỊCH “Việt Nam khai quốc” (KỲ 2)

Việt nam khai quốc

Tác giả: Bùi Xuân Bách

 Xem VÀI Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VỚI BẢN DỊCH “Việt Nam khai quốc” (Kỳ 1)

Việt Nam khai quốc – Chương 4 phần 1 (sách trang 132-143)

bản dịch nguyên văn (Wade-Giles) Hán tự pinyin Hán-Việt
1 Tinh Thiệu Ching Shao 井韶(/紹) Jǐng Sháo Tỉnh Thiều/Thiệu
2 Tôn Chung Sun Ch’iung 孫冏 Sūn Jiǒng Tôn Quynh
3 Trần Văn Giỏi Ch’en Wen-chieh 陳文戒 Chén Wénjiè Trần Văn giới
4 Giám quan Chien chün 監軍 Jiān jūn Giám quân
5 Nan Yueh Nan Yüeh 南越 Nán Yuè Nam Việt
6 Amitabha A-mi-to Fo 阿彌陀佛 Āmítuó Fó A-di-đà Phật(Phật A-di-đà)
7 Lao (man di) Lao Lǎo Lão
8 hồ Điển Triết Tien-cheh 典澈 Diǎnchè hồ Điển Triệt
9 sơn lam chướng khí sửa: lam sơn chướng khí

Chú giải

1- Tác giả (K. W. Taylor) cho ta cả hai chữ Hán 韶/紹 trong cái tên này. Có lẽ ông gặp trong hai cuốn sách khác nhau. Hai chữ này đọc trong tiếng Hán thì đồng âm sháo, nhưng trong tiếng Việt thì lại đọc khác nhau là Thiều và Thiệu. Vậy ta dùng chữ Thiệu cũng đúng nhưng chữ Ching (井) thì phải đọc là Tỉnh.

2- Chữ 冏 theo Khang Hy tự điển đọc là Quynh, còn theo Từ Hải đọc là Cảnh.

5- Có lẽ do sơ ý, dịch giả vẫn để nguyên Nan Yueh trong bản tiếng Việt (Nan Yüeh).

6- Trong bản tiếng Anh viết là A-mi-to Fo, không hiểu sao dịch giả không dùng A-di-đà

Phật trong bản tiếng Việt mà lại dùng Phạn ngữ (Amitābha).

7- Chữ 獠 có hai cách đọc trong tiếng Hán: Lǎo và Liáo, âm Hán Việt tương đương là Lão và Liêu. Liêu thì có nghĩa là đi săn đêm, hoặc là kẻ hung ác, tàn bạo. Lão là tên một bộ tộc cổ ở Trung Quốc, phân bố tại vùng Quảng Tây, Quảng Đông, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu ngày nay. Còn dùng với nghĩa phiếm chỉ, nói chung các dân tộc thiểu số phương Nam. Tương tự như chữ Man trong Đông Di, Tây Nhung, Bắc Địch, Nam Man, những từ miệt

thị để chỉ các dân tộc không phải Hán. Trường hợp này ta phải đọc là Lão.

9- “Lam sơn chướng khí” rõ ràng là thành ngữ gốc Hán vì ta thấy các từ cấu thành là từ Hán Việt và trật tự từ trong thành ngữ cũng vẫn là trật tự từ Hán, nghĩa là tính từ đứng trước danh từ (khác với trật tự từ Việt là danh từ đứng trước tính từ). Có lẽ, do mượn đã lâu, người Việt đã quen dùng và vẫn giữ nguyên trật tự từ cũ. Nay nếu ta đổi lại là “sơn lam chướng khí” (danh-tính-tính-danh) thì hóa ra lại “đầu gà đít vịt”.

Việt Nam khai quốc – Chương 4 phần 2 (sách trang 144-151)

bản dịch nguyên văn (Wade-Giles) Hán tự pinyin Hán-Việt
1 Nguyễn Cảnh Trọng Yüan Ching-chung 元景仲 Yuán Jǐngzhòng Nguyên Cảnh trọng
2 Âu dương Nguy Ou-yang Wei 歐陽頠 Ōuyáng Wěi Âu dương Ngỗi
3 Âu dương Hốt Ou-yang Ho 歐陽紇 Ōuyáng Hé Âu dương Hột
4 Thái Ngung Ts’ai Ning 蔡凝 Cài Níng Thái/Sái Ngưng
5 Đại Hoàng Tai Huang 戴晃 Dài Huǎng Đái Hoảng
6 Trần Khắc Shen K’o 沈恪 Shěn Kè Thẩm Khác
7 Phượng Tần Fang T’ai 方泰 Fāng Tài Phương Thái
8 Trần Quân cảo Shen Chün-kao 沈君高 Shěn Jūngāo Thẩm Quân cao
9 Li Li
10 Dương Hựu phổ Yang Hsiu-p’u 楊休浦 Yáng Xiūpǔ Dương Hưu phố
11 Lý Hữu Vinh Li Yu-jung 李幼榮 Lǐ Yòuróng Lý Hữu (Ấu) Vinh

Chú giải

9- Vào thế kỷ V, Lý (俚) là tiếng để chỉ người thuộc các bộ lạc miền núi phía Nam. Sang thế kỷ VI thì nó lại được dùng để chỉ các dân tộc thiểu số (không phải Hán) đã chuyển xuống định cư ở vùng thấp, vùng đồng bằng.

11- Chữ “Hữu” tác giả lại chú bằng chữ Ấu “幼”. Có lẽ là nhầm lẫn. Lý Hữu Vinh là tên Việt.

Việt Nam khai quốc – Chương 4 phần 3 (sách trang 151-155)

bản dịch nguyên văn (Wade-Giles) Hán tự pinyin Hán-Việt
1 Khuất Liễu Ch’ü-liao 屈獠 Qūliáo Khuất Liệu
2 Điển Triết Tien-cheh 典澈 Diǎnchè (hồ) Điển Triệt
3 Âu dương Ngụy Ou-yang Wei 歐陽頠 Ōuyáng Wěi Âu dương Ngỗi
4 Âu dương Hốt Ou-yang Ho 歐陽紇 Ōuyáng Hé Âu dương Hột
5 Cao Nương Kao Niang 杲娘 Gǎo Niáng Cảo Nương

 

Việt Nam khai quốc – Chương 4 phần 4 (sách trang 155-158)

bản dịch nguyên văn (Wade-Giles) Hán tự pinyin Hán-Việt
1 Tăng Thiện T’an Ch’ien 曇遷 Tán Qiān Đàm Thiên
2 Trí Nghi Chih I 智顗 Zhì Yǐ Trí Ỷ
3 Tuệ Khả Hui K’o 慧可 Huì Kě Tuệ/Huệ Khả
4 Trần Quân cảo Shen Chün-kao 沈君高 Shěn Jūngāo Thẩm Quân cao
5 Pháp Hiển Fa Hsien 法賢 Fǎ Xián Pháp Hiền
6 Lý Hữu Vinh Li Yu-jung 李幼榮 Lǐ Yòuróng Lý Hữu (Ấu) Vinh
7 Lý Xuân Li Ch’un 李春 Lǐ Chūn Lý Xuân
8 chùa Chung Thiên temple of Chung-thiên chùa Chúng Thiện
9 ba tông phái Thiền Phật giáo ba Thiền phái lớn ở Việt Nam

 

Chú giải

1- sư Đàm Thiên (542-607).

3- Huệ Khả là học trò của Bồ đề đạt ma, là Nhị Tổ của Thiền tông Trung Quốc. Chữ 慧 có âm Hán Việt là Tuệ, nhưng tiền nhân vẫn thường nói là (Nhị Tổ) Huệ Khả.

5- theo tác giả chú chữ Hán 法賢 thì ta phải đọc là Pháp Hiền. Ông thuộc thế hệ thứ nhất của Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi.

8- theo mục “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” trong Wikipedia thì: Nay lại có Pháp Hin thượng sĩ, đắc pháp với Tì-ni-đa-lưu-chi, truyền tông phái của tam tố, là người trong làng Bồ-Tát, đang ở chùa Chúng Thiện dạy dỗ học trò.

9- Phật Giáo có 10 tông, như Thiên Thai tông, Tịnh Độ tông, Mật tông, Thiền tông…, là những nhánh lớn. Trong nhánh lớn lại có những cành con, gọi là phái. Ở đây tác giả muốn nói đến một trong 3 phái của Thiền tông tại Việt Nam. Ta không nên lẫn lộn giữa tông và phái. Thiền thì đương nhiên thuộc về Phật giáo rồi, ta nói Thiền Phật giáo là thừa.

Việt Nam khai quốcChương 4 phần 5 (sách trang 158-165)

bản dịch nguyên văn (Wade-Giles) Hán tự pinyin Hán-Việt
1 Thái Ngung Ts’ai Ning 蔡凝 Cài Níng Thái/Sái Ngưng
2 Đại Hoàng Tai Huang 戴晃 Dài Huǎng Đái Hoảng
3 Dương Hữu phổ Yang Hsiu-p’u 楊休浦 Yáng Xiūpǔ Dương Hưu phố
4 Dương Khiêm Yang Chien 楊堅 Yáng Jiān Dương Kiên
5 Ninh Mãnh lực Ning Meng-li 寗猛力 Nìng Měnglì Nịnh Mãnh lực
6 Lý Phổ Định Li P’u-ting 李普鼎 Lǐ Pǔdǐng Lý Phổ Đỉnh
7 27 tiểu đoàn army of twenty-seven batalions 27 nghìn quân
8 đèo Đỗ Long Do-long pass 都隆 Dūlóng Đô Long
9 Dương Tấn Yang Chien 楊堅 Yáng Jiān Dương Kiên
10 Lưu Phương Liu Fang 劉方 Liú Fāng Lưu Phương
11 Chu Diên, Ô Diên Wu-yüan 烏鳶 Wūyuān Ô Diên

 

Chú giải

4- và 10- Dương Kiên (楊堅) hay Tùy Văn đế, người sáng lập nhà Tùy.

7- Tiếng Anh trong nguyên bản dùng “army of twenty-seven batalions”, nếu dịch là “một đạo quân 27 tiểu đoàn” như trong bản tiếng Việt thì đúng quá rồi còn gì. Thế nhưng ở Trung Quốc thời cổ đại và trung đại, chắc chắn người ta không phân chia các đơn vị quân đội và gọi là tiểu đoàn, trung đoàn v.v… như hiện nay. Với trực giác tôi chỉ có cảm thấy là dùng từ “tiểu đoàn” trong văn cảnh này có điều gì đó không ổn, vì đây là thời nhà Tùy, nhưng chưa rõ là nên dịch thế nào, tìm ở đâu. Nghĩ nát óc mà chưa ra, đã rơm rớm nước mắt, thì Bụt hiện lên hỏi: “Làm sao con khóc?” Tôi thưa lại sự tình thì Bụt chỉ bảo: “Con đã xem phim ‘Xích Bích’ của đạo diễn Ngô Vũ Sâm (John Woo) chưa? Câu trả lời ở trong ấy.” Nói xong thì ngài biến. Tôi vội chạy đi thuê phim về xem. Y như rằng, nhờ phim có phần phụ đề thuyết minh bằng cả hai thứ chữ: chữ Anh và chữ Hán, là thứ mà tôi có thể đánh vần được, tôi đã tìm được đáp số. Ở đoạn Tào Tháo ngồi xem quân mình đá bóng (xưa gọi là đá cầu) có một anh chàng đá rất giỏi, ghi nhiều bàn thắng. Sau trận đấu, Tào Tháo gọi anh ta đến và nói: “Từ nay ta phong cho ngươi là Thiên phu trưởng (千夫長)” (phần chữ Hán). Đây là chức võ quan chỉ huy đơn vị gồm một ngàn quân. Phần chữ Anh thì thuyết là: “Từ nay ta phong cho ngươi là Tiểu đoàn trưởng.” Thì ra ông Mẽo dùng chữ Tiểu đoàn cho Thiên phu. Cái tổ con chuồn chuồn đây rồi. Ta cũng biết là ngày xưa người ta chia quân đội thành những đơn vị 10 người, 50 người, 100 người, 1 nghìn người, 1 vạn người và tương ứng có các chức vụ Thập phu trưởng, Ngũ thập phu trưởng, Bách phu trưởng, Thiên phu trưởng, Vạn phu trưởng.

Vậy thì ở đây ta có thể dịch là “một đạo quân 27 nghìn người”.

 

Việt Nam khai quốc – Chương 5 phần 1 (sách trang 166-177)

bản dịch nguyên văn (Wade-Giles) Hán tự pinyin Hán-Việt
1 Tiêu Thiết Hsiao Hsien 蕭銑 Xiāo Xiǎn Tiêu Tiển
2 Lâm Sĩ hoàng Lin Shih-hung 林士弘 Lín Shìhóng Lâm Sĩ hoằng
3 Cao Sĩ liên Kao Shih-lien 高士廉 Gāo Shìlián Cao Sĩ liêm
4 kinh đô Trường Sa Ch’ang An 長安/ 长安 Cháng’ān Tràng (/Trường) An

 

Việt Nam khai quốc – Chương 5 phần 3 (sách trang 181-187)

bản dịch nguyên văn (Wade-Giles) Hán tự pinyin Hán-Việt
1 Huệ Minh Hui Ming 慧命 Huì Mìng Huệ Mệnh
2 Văn Kí Yün Ch’i 運期 Yùn Qí Vận Kỳ
3 Mộc Xoa Đề Mokṣadeva 木叉提婆 Mù-chā-tí-pó Mộc-xoa-đề-bà
4 Huệ Diễm Hui Yen 慧琰 Huì Yǎn Huệ Diệm
5 Đại Thắng Đặng Ta Sheng Teng 大乘燈 Dàshèngdēng Đại Thặng Đăng
6 Lữ Tổ thượng Lu Tsu-shang 盧祖尚 Lú Zǔshàng Lô/Lư Tổ thượng
7 Văn Bi Wan Pei 萬備 Wàn Bèi Vạn Bị
8 Lý Nghĩa phủ(ở dưới nữa: Nghĩa Phụ) Li I-fu 李義府 Lǐ Yìfǔ Lý Nghĩa phủ
9 Lý Thọ Li Yu 李友 Lǐ Yǒu Lý Hữu
10 Nghiêm Thiên tư Yen Shan-ssu 嚴善思 Yán Shànsī Nghiêm Thiện tư
11 Lăng Dư Khánh Lang She-ch’ing 郎佘慶 Láng Shéqìng Lang Xà khánh
12 Thẩm Toàn kỳ Shen Ch’üan-ch’i 沈佺期 Shěn Quánqí Thẩm Thuyên kỳ
13 Lý Sao Li Ch’ao 李巢 Lǐ Cháo Lý Sào
14 Biển Trang Chang (Sea) 漲海 Zhǎng (hǎi) Trướng hải
15 Trang vương của nhà Châu King Cheng of Chou 周成王 Zhōu Chéng wáng Châu Thành Vương

Chú giải

2- Pháp sư Vận Kỳ là một trong sáu vị tăng sĩ Việt Nam từng qua Ấn Ðộ du học vào cuối thế kỷ thứ bảy đầu thế kỷ thứ tám.

3- Pháp sư Giải Thoát Thiên từng qua Ấn Ðộ bằng đường thủy, tham bái Bồ Ðề Ðạo

Tràng (Ðại Giác Tự) và các thánh tích quanh đó. Tên của ông theo Phạn ngữ là Mokṣadeva (Mộc Xoa Ðề Bà). Ông mất lúc khoảng 25 tuổi.

4- Pháp sư Huệ Diệm là đệ tử của thiền sư Vô Hành người Trung Hoa. Ông họ Hứa, đã cùng du hành đi Tích Lan và ở luôn tu học tại đây.

5- Thiền sư Ðại Thừa Ðăng, (hay Đại Thặng Đăng), tên Phạn ngữ là Ma Ha Dạ Na Bát Ðịa Dĩ Ba (Mahayanapradipa).

14- Biển Nam Trung Hoa (South China Sea) hay biển Đông (theo cách gọi của Việt Nam). Thời Hán và thời Nam Bắc triều gọi là Trướng hải (漲海), Phí hải (沸海). Từ thời Đường trở về sau gọi là Nam hải (南海).

15- Sách Việt sử lược chép: Đến đời Thành Vương nhà Chu, Việt Thường Thị mới đem dâng con chim trĩ trắng. Đoạn này dịch là Trang vương của nhà Châu thì không đúng.

Châu Thành vương Cơ Tụng (姬誦) trị vì từ 1042 đến 1021 trước CN.

 

Việt Nam khai quốc – Chương 5 phần 4 (sách trang 187-194)

bản dịch nguyên văn (Wade-Giles) Hán tự pinyin Hán-Việt
1 Ưng Huệ Vương Yung-hui period (650-655) 永徽 Yǒnghuī Vĩnh Huy
2 người Lao Lao Lǎo Lão
3 Lý Tự Tiến / Lý Tư Hiến Lý Tự Tiên     (Li Ssu-hsien) 李嗣先 Lǐ Sìxiān Lý Tự Tiên
4 Đinh Kiên Đinh Kiến   (Ting Chien) 丁建 Dīng Jiàn Đinh Kiến
5 Đường Cao Hoàng Emperor Kao 唐高宗 Táng Gāozōng Đường Cao tông
6 Ching Tsung Hoàng Đế Chung Tsung (705-707) 唐中宗 Táng Zhōngzōng Đường Trung tông
7 Phúc Lâm Ch’ü Lan 曲覽 Qū Lǎn Khúc Lãm
8 Ching Lung Hoàng đế Ching Lung period (707-709) 景龍 Jǐnglóng Cảnh Long (707-710)
9 Núi sông Hoan Diên 驩演 Huān Yǎn Hoan Diễn
10 Thẩm Toàn Kỳ Shen Ch’üan-ch’i 沈佺期 Shěn Quánqí Thẩm Thuyên kỳ
11 Chin Li  (Kim Lân) Chin-lin 金鄰 Jīnlín Kim Lân
12 Quang Sở Khánh Kuang Ch’u-k’e 光楚客 Guāng Chǔkè Quang Sở khách
13 She-pô She-p’o 闍婆 Shépó hay Dūpó Đồ bà

 

Chú giải

1- Vĩnh Huy (650-655) là một trong những niên hiệu của Đường Cao tông Lý Trị.

5- Đường Cao tông (高宗 Gāozōng) Lý Trị (李治 Lǐ Zhì) 650-683.

6- và 8- Cảnh Long (707-710) là một trong những niên hiệu của Đường Trung tông (中宗 – Zhōngzōng) Lý Hiển (李顯 Lǐ Xiǎn).

13- Đồ bà chính là đảo Java của Indonesia.

Việt Nam khai quốc – Chương 5 phần 5 (sách trang 194-208)

bản dịch nguyên văn (Wade-Giles) Hán tự pinyin Hán-Việt
1 Lư Ngư / Lưu Ngư Lu Yü 盧魚 Lú Yú Lô/Lư Ngư
2 kỷ nguyên Khai Nguyên the current imperial reign period K’ai-yüan 開元 Kāiyuán niên hiệu Khai Nguyên
3 Tổng Quản Đường T’ang administrators
4 Abe No Nakamaro, Triệu Hanh Abe-no Nakamaro, Chao Heng 趙衡 Zhào Héng Triệu Hoành
5 giặc Côn Lôn và giặc Sa Bà K’un-lun, She-p’o 崑崙, 闍婆 Kūnlún, Dūpó/ Shépó Côn Luân, Đồ bà
6 “lô ch’eng” Lo-ch’eng 羅城 Luóchéng La thành
7 Hạ Lý Quang Ho Li-kuang 何履光 Hé Lǐguāng Hà Lý quang
8 Hoàng Đế Ta Ly (766-78) Ta-li period 大曆 Dàlì Đại Lịch (niên hiệu)
9 Bi An Bì An (P’i An) 皮岸 (ngạn) Pí Àn Bì An (Việt)
10 Lý Nguyên Do Ly Nguyen Do 李元度 Lǐ Yuán Dù Lý Nguyên Độ
11 “Đô Quản” Metropolitan Lord (Do Quan) 都君 Dū jūn Đô Quân
12 “Đô Báo” Metropolitan Guardian (Do Bao) 都保 Dū bǎo Đô Bảo
13 Đỗ Anh Hàn Do Anh Han 杜英倫 (luân) Dù Yīnglún Đỗ Anh Hàn
14 Phùng Đại Vương Metropolitan Lord Phung Phùng Đô Quân
15 Bồ Phá Lạc Bo Pha Lac 蒲破勒 Púpòlè Bồ Phá Lặc
16 chữ “mồm” kǒu chữ “khẩu”
17 Hoàng Đế Tề Tông nhà Đường Emperor Te Tsung (791) 唐德宗 Táng Dézōng Đường Đức tông

 

Chú giải

2- Kai-yuan (開元 Kāiyuán) (713-741) là một trong những niên hiệu của Đường Huyền tông (玄宗 Xuán Zōng) Lý Long cơ (李隆基 Lǐ Lóng Jī).

3- Theo ý tôi, câu “Họ đuổi hết các ông Tổng Quản Đường ra khỏi bờ cõi” nên sửa lại là “Họ đuổi hết các Tổng Quản của nhà Đường ra khỏi bờ cõi” thì rõ ràng hơn.

8- Đại lịch (大曆 Dàlì) (766-779) là niên hiệu của Đường Đại tông (代宗 Dài Zōng) Lý Dự (李豫 Lǐ Yù). Trị vì: 762-779. Ngoài ra còn có các niên hiệu: Bảo ứng (寶應 Bǎoyìng) 762-763; Quảng đức (廣德 Guǎngdé) 763-764; Vĩnh thái (永泰 Yǒngtài) 765-766

9- Tác giả Taylor cho chữ Bì An bằng tiếng Việt, nhưng lại chua chữ Hán là 皮岸 – Bì Ngạn. Không rõ lý do.

13- Tác giả cho chữ Đỗ Anh Hàn bằng tiếng Việt, nhưng lại chua chữ Hán là 杜英倫 – Đỗ Anh luân. Không rõ lý do.

17- Đường Đức tông (德宗 Dé Zōng) Lý Quát (李适 Lǐ Kuò). Trị vì: 780-805. Niên hiệu: Kiến trung (建中 Jiànzhōng) 780-783; Hưng nguyên (興元 Xīngyuán) 784; Trinh nguyên (貞元 Zhēnyuán) 785-805.

 

Lời kết

Bản dịch đăng trên Da Màu đã đưa đến đây thì tạm dừng. Tôi cũng đã chuyển sang Microsoft Word toàn bộ phần Bảng từ (Glossary), gồm Nhân danh và địa danh (Hán, Việt, Phạn), đơn vị hành chính và chức danh, một số thuật ngữ và danh từ riêng. Tôi thêm vào Bính âm Hán ngữ và âm Hán Việt. Nếu bạn nào vẫn còn muốn làm “bài tập về nhà” cho những phần tiếp theo, xin liên lạc với Tòa soạn tôi sẽ gửi biếu các bạn.

© 2010 Bùi Xuân Bách

© 2013 DICHSO – Mọi thông tin bài viết, tập download, đều được DSC giữ đúng nguồn của tác giả.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *