Gỡ rối những lầm tưởng về dịch công chứng , đi Sở Ngoại vụ và đi hợp pháp hóa Lãnh sự

Gỡ rối những lầm tưởng về dịch công chứng , đi Sở Ngoại vụ và đi hợp pháp hóa Lãnh sự

Gỡ rối những lầm tưởng về dịch công chứng , đi Sở Ngoại vụ và đi hợp pháp hóa Lãnh sự

Rất nhiều khách hàng lầm tưởng và không hiểu rõ như thế nào là dịch công chứng, còn đâu là đi sở ngoại vụ và hợp pháp hóa lãnh sự cho đến tận ngày nay, cần phân biệt rõ bởi chúng khá khác biệt nhau.

dich-cong-chung-tphcm-ha-noi

Bàn luận về dịch công chứng

Có lẽ rất dễ hiểu khi nói đến dịch công chứng bởi bản thân cụm từ này đã nói lên bản chất quá trình. Dịch thuật là thao tác chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, công việc này đối với nhiều khách hàng là khá đơn giản, chỉ cần có hiểu biết về ngôn ngữ trên hồ sơ gốc hoặc đích thì sẽ dễ dàng đưa ra một bản dịch hoàn chỉnh. Hơn nữa, ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet thì có rất nhiều công cụ hỗ trợ cho việc dịch thuật, chẳng hạn như google translation, bing translation hay các loại từ điển; ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các chức năng dịch nhanh ngay chính trên trình Microsoft Word của mình.

Nói dịch thuật thì dễ hiểu, nhưng công chứng thì vẫn còn nhiều người hiểu sai, cũng bởi phần này mà dịch công chứng là việc không phải bất cứ ai cũng có thể làm được, tính pháp lý của dịch công chứng và đặc trưng riêng ở nó đôi khi dễ làm nhưng lắm lúc trở nên phức tạp, đây chính là điểm khác biệt lớn ở loại hình này. Công chứng có nhiều loại: công chứng chữ kí, công chứng giấy tờ sao y bản chính,…Dịch công chứng dựa trên cơ sở bản dịch của người phụ trách biên dịch đem ra phòng tư pháp chứng thực cam kết rằng đã dịch đúng với bản gốc, kế đến biên dịch viên kí tên theo đúng chữ kí đã đăng kí từ trước khi làm tư cách pháp nhân, phòng tư pháp đứng ra làm trung gian chứng thực cam kết đó và đóng dấu lên bản dịch như thế là một bộ dịch công chứng hoàn chỉnh.

Đi sở ngoại vụ khác dịch công chứng như thế nào?

Đi sở ngoại vụ là việc được thực hiện có thể trước hoặc sau khi dịch công chứng tùy vào nguồn gốc của hồ sơ. Đối với những hồ sơ đem từ nước ngoài về Việt Nam sử dụng thì phải thông qua đại sứ quán

Bản chất của quy trình này đối với những hồ sơ đem từ nước ngoài về đó là những hồ sơ trước khi dịch công chứng phải được đại sứ quán nước đó công nhận là giấy tờ hợp pháp, kế tiếp mới đem đến các công ty dịch thuật rồi đưa tới sở ngoại vụ xin con dấu để cơ quan nhà nước chứng thực là giấy tờ hợp lệ rồi mới tiến hành công chứng tại phòng tư pháp được.

Đối với những hồ sơ đi nước ngoài, hồ sơ là tiếng việt dịch sang ngôn ngữ khác và đem sử dụng tại cơ quan nhà nước nước ngoài cũng phải thông qua đại sứ quán và sở ngoại vụ. Các tài liệu sau khi dịch công chứng thì sẽ được đem đến sở ngoại vụ xin con dấu rồi đem đến lãnh sự quán thì mới hợp lệ và sử dụng được ở nước ngoài.

Hợp pháp hóa lãnh sự có bao gồm dịch công chứng?

Có thể nói rằng hợp pháp hóa lãnh sự là quy trình tách biệt so với dịch công chứng. Những giấy tờ nước ngoài muốn sử dụng ở Việt Nam hay giấy tờ Việt Nam đem sang nước ngoài sử dụng đều phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại Phòng lãnh sự của Bộ Ngoại Giao. Bản chất của hợp pháp hóa lãnh sự là đi lãnh sự quán xin con dấu chứng thực.

Dịch công chứng là công đoạn dịch và chứng thực chữ kí, tuy nhiên những văn bản đã được dịch công chứng chỉ có thể sử dụng được trong nước, mang sang quốc gia khác thì chưa đủ hợp pháp.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *