Proust hay một cuộc kiếm tìm

Proust hay một cuộc kiếm tìm

Proust hay một cuộc kiếm tìm

Centenaire de Du côté de chez Swann

Được dịch nguyên thể từ bài viết: https://dichso.com/proust-en-vietnamien-ou-une-autre-recherche/

Biên Dịch: Anonymous
Mức độ hoàn thành: 95%

Proust bằng tiếng Việt hay một cuộc tìm kiếm khác

Chúng tôi gồm bốn người tự nhận lấy công việc dịch công trình mênh mông này: các bà Lê Hồng Sâm, Đặng Thị Hạnh và Đặng Anh Đào, đều là giáo sư dạy văn học Pháp lâu năm tại Đại học Quốc gia Hà Nội, và thêm tôi nữa.

Bốn người tuổi đã bát tuần, mà tôi thấy cần nói ra điều này, ấy là người nào cũng gần đất xa trời, và ai cũng thấy mình phải vội vã, ai cũng thấy mình bị săn đuổi vì nỗi sợ hãi đau đớn rằng không muộn hơn ngày mai cái chết có thể đến bất kỳ lúc nào, chấm dứt mọi nỗ lực của mình, để lại dang dở mọi điều mình hết lòng muốn hoàn thành.

Kỷ niệm 100 năm kiệt tác <Du côté de chez Swann -Bên phía nhà Swann>

Proust bằng tiếng Việt hay một cuộc tìm kiếm khác

Ngày 19/11/2013, trong khuôn khổ năm Pháp – Việt Nam, tại Trung tâm Văn hóa Pháp Hà Nội, đông đảo người đọc đã nồng nhiệt chào đón bản tiếng Việt tác phẩm <Du côté de chez Swann Bên phía nhà Swann>, đánh dấu 100 năm xuất bản tập 1 của bộ <À la recherche du temps perdu – Đi tìm thời gian đã mất>, kiệt tác của Nhà văn Marcel Proust – tượng đài vĩnh cửu của nền văn chương Pháp và thế giới.

Quả thực, đây đúng là thời điểm để bạn đọc Việt Nam làm quen với Proust, mà theo ý tôi, ông không bao giờ là nhà văn của công chúng đông đảo. Giới thiệu tác phẩm của Proust với khối công chúng đông đảo này cũng không phải là việc dễ dàng gì.

Nhìn từ khá nhiều góc độ, đây là một thách thức lớn, thậm chí tôi dám nói là lớn nhất trong sự nghiệp dịch văn chương của chúng tôi.

Không giống với những tiểu thuyết truyền thống khác, một trong những khó khăn to lớn là ở chỗ: sự hấp dẫn của bộ tiểu thuyết của Proust lại không nằm trong câu chuyện kể, không nằm trong diễn biến các tình tiết kịch tính. Proust không kể một câu chuyện theo tuyến tính với những trường đoạn logic, mà tác giả lại tạo ra cả một thế giới phức hợp mà ở đó những lát cắt của quá khứ được tái hiện và hiển thị theo ý muốn của người kể chuyện nhạy cảm trong trật tự thời gian một cách linh hoạt với một sắc thái có thể. Trong đó, nhiều chi tiết rườm rà như muốn áp đảo người đọc đến mức dồn dập và chán ngắt không thể chịu nổi. Điều này thật khó để nối lại các chuỗi của câu chuyện và dễ dàng kết thúc bằng cách từ bỏ giữa chừng.

Như Annie Ernaux đã nói rất đúng, “đây là một tác phẩm “buộc phải thế”, tôi muốn nói đó là một tác phẩm cấm ngặt sự dễ dãi”. Vậy nên, tập đầu Du côté de chez Swann – Bên phía nhà Swann, sau khi đã bị từ chối năm lần bảy lượt bởi nhiều NXB khác nhau, kể cả nhà Nouvelle Revue Française (sau này đổi tên là nhà Gallimard), tưởng như là đã không bao giờ có thể ra mắt bạn đọc. Vị chủ xuất bản Ollendorff còn thêm dấm ớt vào sự từ chối của mình bằng lời bình luận đượm ý mỉa mai:“Có thể tôi là người thậm ngu, song tôi không sao hiểu nổi chuyện một tiên sinh bỏ ra cả 30 trang chỉ để miêu tả cách thức ông trằn trọc xoay đi xoay lại trên giường trước khi ngủ được”.

Còn Andre Gide, con người đắn đo thận trọng, thì sau khi từ chối xuất bản tác phẩm này, đã ăn năn: “Việc từ chối cuốn sách này sẽ mãi còn là sai lầm trầm trọng nhất của nhà Nouvelle Revue Francaise, và một trong những nuối tiếc, một trong những điều ân hận thấm thía nhất của đời tôi”. Vậy là, cách thức duy nhất để đến được với Proust đòi hỏi chúng ta phải có một sự kiên tâm ngang bằng với sự kiên tâm của Proust khi nhà văn cẩn trọng điều hành và phối kết những câu văn mình viết ra.

Tất nhiên, với các diễn đạt của Proust ! những câu luôn nối đuôi nhau dài như không có điểm dừng như …

Câu văn của Proust, đó có lẽ là bãi đá ngầm lớn nhất chúng ta phải vượt qua để làm cho công chúng Việt Nam quen dần với tác phẩm của ông.

(…)

Ở đây, trong ví dụ trên, chúng ta có thể tìm thấy sự tương tự ở hầu hết hai hoặc ba trang của cuốn sách. Tất cả các yếu tố mà tôi đề cập một cách ngẫu nhiên ở trên biệu thị: mệnh đề kết hợp, mệnh đề  liền kề, mệnh đề xen, chêm mang nghĩa ẩn dụ…

Tuy nhiên Proust không bao giờ nghĩ rằng chính những câu văn dài là hoàn hảo. Ông dứt khoát loại bỏ những câu rườm rà không cần thiết, những ngôn từ hoa mỹ trống rỗng, luôn cố gắng để có được một ý tưởng …….

Văn phong của nhà văn cũng như sắc màu đối với họa sĩ là một vấn đề không thuộc kỹ thuật mà thuộc về con mắt nhìn” – Proust viết. Ông cho rằng một câu văn dài chứa đựng một ý trọn vẹn mà ta không thể cắt ra thành những khúc rời. Hình thức của câu văn hôn phối với hình thức của tư tưởng và mỗi từ nhất thiết phải góp phần sao cho tư tưởng đó được thể hiện triệt để. Mới thoạt đầu thì ta thấy hoang mang lạc lối nhưng không thấy tối tăm, cuối cùng thì câu văn Proust khiến ta càng đọc kỹ thì càng bị thôi miên, khi ta đọc đi đọc lại mỗi từ và bằng cách hoàn toàn thả mình vào thứ văn xuôi mê đắm một cách tinh tế của Proust, để mà khám phá ra cái duyên trong những biến điệu phong phú của Proust, trong những phân tích tâm lý được đào sâu đến kiệt cùng, trong nhịp điệu của kiến trúc, trong cấu tạo của giao hưởng.

Điều cuối cùng nhưng không hề kém quan trọng: độ dài của tác phẩm: Đi tìm thời đã mất trải dài trên hơn 3.000 trang. “Đời người thì quá ngắn, mà Proust lại quá dài” – Anatole France nói. Lại nữa, nhân tố thời gian cần được tính đến. Chúng tôi gồm bốn người tự nhận lấy công việc dịch công trình mênh mông này: các bà Lê Hồng Sâm, Đặng Thị Hạnh và Đặng Anh Đào, đều là giáo sư dạy văn học Pháp lâu năm tại Đại học Quốc gia Hà Nội, và thêm tôi nữa. Bốn người tuổi đã bát tuần, mà tôi thấy cần nói ra điều này, ấy là người nào cũng gần đất xa trời, và ai cũng thấy mình phải vội vã, ai cũng thấy mình bị săn đuổi vì nỗi sợ hãi đau đớn rằng không muộn hơn ngày mai cái chết có thể đến bất kỳ lúc nào, chấm dứt mọi nỗ lực của mình, để lại dang dở mọi điều mình hết lòng muốn hoàn thành. “Tôi không thể ra đi thanh thản trước khi thấy bản tiếng Việt của Đi tìm…” – giáo sư Đặng Thị Hạnh nói trong cuộc hội họp cách đây hai năm, cuộc họp chúng tôi đã quyết định làm việc này. Và chúng tôi bắt tay vào việc.

Vâng, đúng là tôi có cái cảm giác rằng khi chúng tôi đặt mình vào nhiệm vụ này, chúng tôi đã lao vào một cuộc tìm kiếm khác. Đây không chỉ giản đơn là tìm cách làm ra một phiên bản tiếng Việt của Đi tìm thời đã mất. Công trình dịch Proust, đó là một giấc mơ chúng tôi ôm ấp đã nhiều chục năm trời. Vâng, những gì khác chúng tôi, chúng tôi bắt đầu tìm kiếm? Những niềm vui và nỗi buồn của chúng tôi trước đây, bị đánh mất? Thời gian mà ngay bản thân chúng tôi đã đánh mất? Vì thời trẻ chúng tôi đã đánh mất? Có lẽ là tất cả. Và còn nhiều nhiều thứ khác.

Vậy nên, khi cùng nhau làm sáng tỏ những câu văn trong tác phẩm của Proust, chúng tôi cũng phải bắt nguồn từ sự trao đổi lẫn nhau. Chúng tôi cùng tìm thấy chung cách nhìn nhận, cùng chung ý tưởng, quan điểm, hiểu biết như nhau (Có lẽ bởi vì chúng tôi cùng một thế hệ?) một lợi thế trong việc quá trình thực hiện nhiệm vụ của chúng tôi và chúng tôi cảm thấy rất vui mừng.

Được thêm sức mạnh vì tình yêu của chúng tôi với Proust, thêm nghị lực vì niềm đam mê sùng đạo muốn thực hiện giấc mơ ấp ủ từ lâu ấy, để gói lại một cách đàng hoàng nghiệp dịch thuật văn chương của mình (vì đúng là chúng tôi đều cảm nhận đây sẽ là cuốn sách cuối cùng mình làm), không dám có tham vọng diễn tả đến kiệt cùng tinh thần và cái ý nhị của Proust, chúng tôi hy vọng đem lại cho bạn đọc Việt Nam một chút gì đó dù là ít ỏi thuộc cái ngôn ngữ trữ tình và phong phú sắc màu, cái chất hài hóm hỉnh đầy đồng cảm cùng với tư tưởng cao cả của nhà văn này.

Và, được mạnh thêm vì niềm tin này, chúng tôi tiếp tục đeo đuổi cuộc tìm kiếm của riêng mình.

Như Annie Ernaux đã nói rất đúng, “đây là một tác phẩm “buộc phải thế”, tôi muốn nói đó là một tác phẩm cấm ngặt sự dễ dãi”. Vậy nên, tập đầu Du côté de chez Swann – Bên phía nhà Swann, sau khi đã bị từ chối năm lần bảy lượt bởi nhiều NXB khác nhau, kể cả nhà Nouvelle Revue Française (sau này đổi tên là nhà Gallimard), tưởng như là đã không bao giờ có thể ra mắt bạn đọc. Vị chủ xuất bản Ollendorff còn thêm dấm ớt vào sự từ chối của mình bằng lời bình luận đượm ý mỉa mai:“Có thể tôi là người thậm ngu, song tôi không sao hiểu nổi chuyện một tiên sinh bỏ ra cả 30 trang chỉ để miêu tả cách thức ông trằn trọc xoay đi xoay lại trên giường trước khi ngủ được”.

Còn Andre Gide, con người đắn đo thận trọng, thì sau khi từ chối xuất bản tác phẩm này, đã ăn năn: “Việc từ chối cuốn sách này sẽ mãi còn là sai lầm trầm trọng nhất của nhà Nouvelle Revue Francaise, và một trong những nuối tiếc, một trong những điều ân hận thấm thía nhất của đời tôi”. Vậy là, cách thức duy nhất để đến được với Proust đòi hỏi chúng ta phải có một sự kiên tâm ngang bằng với sự kiên tâm của Proust khi nhà văn cẩn trọng điều hành và phối kết những câu văn mình viết ra.

Tất nhiên, với các diễn đạt của Proust ! những câu luôn nối đuôi nhau dài như không có điểm dừng như …

Câu văn của Proust, đó có lẽ là bãi đá ngầm lớn nhất chúng ta phải vượt qua để làm cho công chúng Việt Nam quen dần với tác phẩm của ông.

(…)

Ở đây, trong ví dụ trên, chúng ta có thể tìm thấy sự tương tự ở hầu hết hai hoặc ba trang của cuốn sách. Tất cả các yếu tố mà tôi đề cập một cách ngẫu nhiên ở trên biệu thị: mệnh đề kết hợp, mệnh đề  liền kề, mệnh đề xen, chêm mang nghĩa ẩn dụ…

Tuy nhiên Proust không bao giờ nghĩ rằng chính những câu văn dài là hoàn hảo. Ông dứt khoát loại bỏ những câu rườm rà không cần thiết, những ngôn từ hoa mỹ trống rỗng, luôn cố gắng để có được một ý tưởng …….

Văn phong của nhà văn cũng như sắc màu đối với họa sĩ là một vấn đề không thuộc kỹ thuật mà thuộc về con mắt nhìn” – Proust viết. Ông cho rằng một câu văn dài chứa đựng một ý trọn vẹn mà ta không thể cắt ra thành những khúc rời. Hình thức của câu văn hôn phối với hình thức của tư tưởng và mỗi từ nhất thiết phải góp phần sao cho tư tưởng đó được thể hiện triệt để. Mới thoạt đầu thì ta thấy hoang mang lạc lối nhưng không thấy tối tăm, cuối cùng thì câu văn Proust khiến ta càng đọc kỹ thì càng bị thôi miên, khi ta đọc đi đọc lại mỗi từ và bằng cách hoàn toàn thả mình vào thứ văn xuôi mê đắm một cách tinh tế của Proust, để mà khám phá ra cái duyên trong những biến điệu phong phú của Proust, trong những phân tích tâm lý được đào sâu đến kiệt cùng, trong nhịp điệu của kiến trúc, trong cấu tạo của giao hưởng.

Điều cuối cùng nhưng không hề kém quan trọng: độ dài của tác phẩm: Đi tìm thời đã mất trải dài trên hơn 3.000 trang. “Đời người thì quá ngắn, mà Proust lại quá dài” – Anatole France nói. Lại nữa, nhân tố thời gian cần được tính đến. Chúng tôi gồm bốn người tự nhận lấy công việc dịch công trình mênh mông này: các bà Lê Hồng Sâm, Đặng Thị Hạnh và Đặng Anh Đào, đều là giáo sư dạy văn học Pháp lâu năm tại Đại học Quốc gia Hà Nội, và thêm tôi nữa. Bốn người tuổi đã bát tuần, mà tôi thấy cần nói ra điều này, ấy là người nào cũng gần đất xa trời, và ai cũng thấy mình phải vội vã, ai cũng thấy mình bị săn đuổi vì nỗi sợ hãi đau đớn rằng không muộn hơn ngày mai cái chết có thể đến bất kỳ lúc nào, chấm dứt mọi nỗ lực của mình, để lại dang dở mọi điều mình hết lòng muốn hoàn thành. “Tôi không thể ra đi thanh thản trước khi thấy bản tiếng Việt của Đi tìm…” – giáo sư Đặng Thị Hạnh nói trong cuộc hội họp cách đây hai năm, cuộc họp chúng tôi đã quyết định làm việc này. Và chúng tôi bắt tay vào việc.

Vâng, đúng là tôi có cái cảm giác rằng khi chúng tôi đặt mình vào nhiệm vụ này, chúng tôi đã lao vào một cuộc tìm kiếm khác. Đây không chỉ giản đơn là tìm cách làm ra một phiên bản tiếng Việt của Đi tìm thời đã mất. Công trình dịch Proust, đó là một giấc mơ chúng tôi ôm ấp đã nhiều chục năm trời. Vâng, những gì khác chúng tôi, chúng tôi bắt đầu tìm kiếm? Những niềm vui và nỗi buồn của chúng tôi trước đây, bị đánh mất? Thời gian mà ngay bản thân chúng tôi đã đánh mất? Vì thời trẻ chúng tôi đã đánh mất? Có lẽ là tất cả. Và còn nhiều nhiều thứ khác.

Vậy nên, khi cùng nhau làm sáng tỏ những câu văn trong tác phẩm của Proust, chúng tôi cũng phải bắt nguồn từ sự trao đổi lẫn nhau. Chúng tôi cùng tìm thấy chung cách nhìn nhận, cùng chung ý tưởng, quan điểm, hiểu biết như nhau (Có lẽ bởi vì chúng tôi cùng một thế hệ?) một lợi thế trong việc quá trình thực hiện nhiệm vụ của chúng tôi và chúng tôi cảm thấy rất vui mừng.

Được thêm sức mạnh vì tình yêu của chúng tôi với Proust, thêm nghị lực vì niềm đam mê sùng đạo muốn thực hiện giấc mơ ấp ủ từ lâu ấy, để gói lại một cách đàng hoàng nghiệp dịch thuật văn chương của mình (vì đúng là chúng tôi đều cảm nhận đây sẽ là cuốn sách cuối cùng mình làm), không dám có tham vọng diễn tả đến kiệt cùng tinh thần và cái ý nhị của Proust, chúng tôi hy vọng đem lại cho bạn đọc Việt Nam một chút gì đó dù là ít ỏi thuộc cái ngôn ngữ trữ tình và phong phú sắc màu, cái chất hài hóm hỉnh đầy đồng cảm cùng với tư tưởng cao cả của nhà văn này.

Và, được mạnh thêm vì niềm tin này, chúng tôi tiếp tục đeo đuổi cuộc tìm kiếm của riêng mình.

© 2013 DICHSO – Mọi thông tin bài viết, tập download, đều được DSC giữ đúng nguồn của tác giả.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *