Nhà tiếp thị cần dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp

Nhà tiếp thị cần dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp

Dịch thuật chuyên nghiệp ngành tiếp thị
Sai lầm dịch thuật: Chiến dịch bữa sáng

Người Hmong bản địa ở St.Paul, Minnesota hẵn đã đánh giá cao nỗ lực quảng cáo của McDonald’s. Bảng quảng cáo bữa sáng của hãng sử dụng các chữ cái tiếng Anh để dịch câu “Coffee gets you up, breakfast gets you going” (cà phê đánh thức bạn, bữa sáng giúp bạn hoạt động) sang tiếng Hmong. Vấn đề là sản phẩm cuối cùng lại là một thảm họa dịch thuật. Rõ ràng, thay vì sử dụng dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp, giám đốc điều hành quảng cáo đã bỏ ra một nỗ lực nửa vời và thất bại đau đớn. Một trong những nhà lãnh đạo địa phương Hmong phàn nàn, “Bảng quảng cáo chẳng có nghĩa gì cả.”

St Paul, Minnesota có khoảng 10.000 người Hmong sinh sống – nhiều hơn bất cứ thành phố nào ở Mỹ, nên thiệt hại của McDonald’s là rất lớn – lớn hơn nhiều so với chi phí bỏ ra nếu thuê dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp ngay từ đầu. .

Một số lỗi dịch thuật khác làm bẽ mặt các giám đốc tiếp thị:

Kentucky Fried Chicken -KFC là một thương hiệu phổ biến ở Bắc Kinh, Trung Quốc từ năm 1987. Thật không may, khẩu hiệu “Finger-licking good”của hãng ban đầu từng bị dịch sang tiếng Trung Quốc thành “Chúng tôi sẽ ăn ngón tay của bạn!”

Pepsi cũng từng mắc sai lầm tương tự ở Trung Quốc. Người tiêu dùng Trung Quốc có lẽ đã tự hỏi Pepsi có sức mạnh kỳ diệu không khi thấy phiên bản tiếng Trung của câu khẩu hiệu quảng cáo “We bring you back to life” lại là “Chúng tôi đưa tổ tiên bạn từ cõi chết trở về.”

Các dịch giả của hãng Clairol cũng từng mắc sai lầm. Năm 2006, khi Clairol tiếp thị sản phẩm máy duỗi tóc có tên “Mist Stick” ở Đức, ai đó đã nói với họ rằng từ “mist” trong tiếng Đức nghĩa là “phân bón”. Vì vậy, sản phẩm của họ đã bị dịch sang tiếng Đức thành “Que phân”. Không có gì ngạc nhiên, phản ứng của thị trường Đức chẳng hề tốt đẹp.

Hiệp hội Chăn nuôi bò sữa Hoa Kỳ cùng từng thất bại trong chiến dịch quảng cáo. Khi Hiệp hội tìm cách mở rộng chiến dịch “Bạn đã có sữa chưa?” rất thành công của mình về phía nam, không ai hiểu vì sao câu “Bạn đã có sữa chưa?” trong tiếng Anh lại bị dịch thành “Bạn có đang tiết sữa không? trong tiếng Tây Ban Nha.

Những tình huống ngôn ngữ gây sự hiểu nhầm khác còn bắt nguồn từ những từ cùng gốc ngôn ngữ (cognate). Chúng là những từ phát âm giống nhau trong các ngôn ngữ khác nhau. Đôi khi chúng mang ý nghĩa giống nhau, nhưng thường thì chúng có nghĩa khác nhau.

Hãng giấy ăn Puffs đã học được một bài học khi biết từ “Puff” trong tiếng Đức có nghĩa là “nhà thổ”.

Năm 1971, công ty ô tô Ford cũng đã phát hiện ra lý do mà sản phẩm Ford Pinto của họ không bán chạy: “Pinto” trong tiếng Brazil là một từ lóng có nghĩa là “bộ phận sinh dục nam”

Cuối cùng, quay lại Trung Quốc, khi Coca-Cola tìm cụm từ tương đương về ngữ âm trong tiếng Trung cho sản phẩm Coca Cola, lựa chọn đầu tiên của họ, Ke-kou-ke-la đã không mang lại kết quả tốt. Tùy vào phương ngữ vùng miền ở Trung Quốc, cụm từ này có nghĩa là “cắn con nòng nọc sáp” hoặc “ngựa cái nhồi sáp”. Các nhà nghiên cứu của công ty sau đó đã phải nhờ cậy đến sự giúp đỡ của dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp. Kết quả là họ có phiên bản tiếng Trung của Coca Cola là “ko-kou-ko-le,” có nghĩa là “hạnh phúc trong miệng.”


DỊCH SỐ là một trong số những nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật hàng đầu tại Hà Nội. Ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ dịch thuật đối với hơn 20 loại ngôn ngữ khác nhau. Công ty Dịch Số đáp ứng nhu cầu dịch thuật tài liệu kỹ thuật, pháp lý, học thuật, y học và marketing, cùng nhiều loại tài liệu khác. Quý khách hàng vui lòng tham khảo thêm thông tin trên website http://www.dichso.com/ hoặc liên hệ hotline +84 934 425 988.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *