Ngành công nghiệp giải trí và dịch thuật (P.1)

Ngành công nghiệp giải trí và dịch thuật (P.1)

Ngành giải trí vẫn đang bị những cường quốc khu vực thống trị.

Mặc dù có khán giả theo dõi khắp toàn cầu, nhưng các chương trình giải trí vẫn chủ yếu được thực hiện bởi một số nhà sản xuất quen thuộc tập trung ở Hoa Kỳ. Đất nước này luôn chiếm khoảng 30% doanh thu trong ngành công nghiệp giải trí (gần 500 tỷ USD năm 2012, con số này sẽ tăng lên hơn 600 tỷ USD vào năm 2017).

Dịch thuật trong ngành công nghiệp giải trí
Do lợi nhuận tài chính là rất cao, nhiều quốc gia khác cũng đang tìm cách chiếm được một chỗ đứng vững chắc hơn trong ngành công nghiệp này. Trung Quốc đã xây dựng “ngành công nghiệp văn hóa”,bao gồm phim ảnh, trò chơi, âm nhạc, nghệ thuật và truyền hình, một “ngành công nghiệp trụ cột” dánh dấu cho chính phủ trợ cấp và hỗ trợ nhiều hơn. Trong khi đó, điện ảnh Bollywood của Ấn Độ và âm nhạc cũng như truyền hình Hàn Quốc – những món ăn tinh thần yêu thích của khán giả nội địa và khu vực – cũng đang tìm cách thu hút nhiều hơn khán giả bên ngoài lãnh thổ địa lý của các nước này.

Tăng trưởng nhanh nhất sẽ thuộc về các dịch vụ xem video trực tuyến như Netflix, Amazon và Hulu, với lợi thế có thể đưa dịch vụ tới gần như bất cứ đâu có Internet tốc độ cao.  Gần đây, ông lớn Netflix đã thông báo rằng sẽ mở rộng hoạt động tới 130 quốc gia (nâng tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ phủ sóng Netflix lên 190) và thêm tiếng Ả Rập, tiếng Hàn Quốc và tiếng Trung Quốc vào các ngôn ngữ hỗ trợ.

Trong khi một vài cường quốc khu vực phát triển phần lớn hoạt động truyền thông giải trí toàn cầu, những lựa chọn ngôn ngữ để xem chương trình thường ít ỏi và thường được cung cấp bởi những dịch giả hay người tình nguyện thuộc bên thứ ba. Ví dụ, rất nhiều chương trình truyền hình Mỹ nổi tiếng được các nhóm tự nguyện hoặc dịch giả được trả công bèo bọt làm phụ đề, vì thế đôi khi kết quả phụ đề chẳng có ý nghĩa gì hoặc hết sức buồn cười, tùy vào tâm trạng của bạn lúc xem.

Dịch thuật ngành giải trí

Do sự thống trị truyền thống của Mỹ trong ngành truyền thông giải trí, các chương trình tiếng Anh cũng chiếm ưu thế trên các kênh truyền hình. Tuy nhiên, khán giả đang trở nên đa dạng hơn, và khả năng biên tập nội dung cho các nhóm khán giả nói những ngôn ngữ khác nhau sẽ giúp các nhà sản xuất truyền thông giải trí tiếp cận được nhiều hơn tới khán giả.

Phụ đề, kịch bản lồng tiếng, lời bài hát, tóm tắt tập phim, v…v… là những ví dụ về nội dung có thể dịch thuật cho khán giả toàn cầu. Đầu tư vào dịch thuật có nghĩa là chúng ta sẽ có những bản phụ đề chính xác hơn.

Sự tăng trưởng theo cấp số nhân của các dịch vụ xem video trực tuyến sẽ mở ra một lĩnh vực mới cho dịch thuật. Lấy Netflix làm ví dụ: hiện hỗ trợ gần 20 ngôn ngữ, Netflix sẽ cần mở rộng dịch thuật một khối lượng lớn mô tả các bộ phim, tựa đề chương trình, và phụ đề chương trình truyền hình gần như trong thời gian thực để luôn cập nhật với dòng nội dung mới được đăng tải.

Thật không may, do các phương tiện truyền thông mới được sinh ra hàng ngày, các dịch vụ dịch thuật hiện tại không thể theo kịp khối lượng nội dung cần dịch thuật, cũng như không thể đưa ra giá dịch thuật phải chăng cho các công ty nhỏ.

(Còn tiếp)


DỊCH SỐ là một trong số những nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật hàng đầu tại Hà Nội. Ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ dịch thuật đối với hơn 20 loại ngôn ngữ khác nhau. Công ty Dịch Số đáp ứng nhu cầu dịch thuật tài liệu kỹ thuật, pháp lý, học thuật, y học và marketing, cùng nhiều loại tài liệu khác. Quý khách hàng vui lòng tham khảo thêm thông tin trên website http://www.dichso.com/ hoặc liên hệ hotline +84 934 425 988.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *