Kinh doanh dịch thuật: Vấn đề giá cả

Kinh doanh dịch thuật: Vấn đề giá cả

Giá cả dịch thuật
Rất đáng ngạc nhiên, nhiều người tin rằng mỗi sản phẩm đều có mức giá hợp lý dựa trên chi phí làm ra nó. Trong thực tế, giá là kết quả của cuộc chơi giữa cung và cầu, và chẳng có liên hệ gì với chi phí. Sự khác biệt giữa giá cả và chi phí thường được gọi là biên lợi. Nếu biên lợi của bạn cao, và lượng hàng hóa bạn bán ra cũng cao, bạn thu được lợi nhuận tốt. Ngược lại, bạn chỉ thu được ít lợi nhuận. Chẳng doanh nghiệp nào đinh giá sản phẩm dựa trên chi phí sản xuất cả. Tất cả mọi người – bao gồm cả dịch giả chúng ta – đều ra giá cao hết mức có thể và cắt giảm chi phí xuống mức thấp nhất để tối đa hóa biên lợi. Nếu họ không thu được lợi nhuận, họ sẽ xoay ra kinh doanh cái khác. Đó là cách vận hành của luật cung-cầu.

Tất cả những điều này có vẻ thái quá, nhưng chúng đều bị ràng buộc bởi thực tế rằng các dịch giả, nhất là những người mới vào nghề, luôn mong muốn biết phải ra giá bao nhiêu – chứ không phải chi phí bỏ ra là bao nhiêu. Ngoài ra, chúng ta phải nhớ rằng dịch thuật là một hoạt động cần đến nhiều sức lao động, hầu hết các chi phí của chúng ta là trả cho công sức lao động đó, và bởi vì đa phần chúng ta là những người làm việc độc lập, tiền công chính là thứ mà chúng ta tự trả cho mình. Ngày nay, thứ chúng ta trả cho chính mình không phải là chi phí; chi phí là cái mà chúng ta trả cho những người khác.

Mức giá được dựa trên cung và cầu, nhưng quyết định mua hàng lại dựa trên sự so sánh giữa các sản phẩm cạnh tranh, mà sự cạnh tranh này lại dựa trên cân nhắc thời gian giao hàng, chất lượng và giá cả. Bởi vì thời gian thường là yếu tố gây áp lực, nó thường được cân nhắc nhiều hơn là chất lượng bản dịch.

Ngoài ra, nhiều khách hàng coi bản dịch là một loại hàng hóa – tức là, một sản phẩm tiêu chuẩn giống như vàng 23 carat, đồng nghĩa với việc phải có giá chuẩn. Quan niệm này được gia cố bởi thực tế rằng hầu hết dịch giả sẽ báo giá và thời gian giao bản dịch cho những tài liệu mình còn chưa được cầm vào. Nhiều dịch giả thậm chí báo giá luôn trên trang chủ của họ, họ tính bao nhiêu tiền cho một từ dịch, bất kể tài liệu là gì. Nếu chúng ta coi bản dịch như một loại hàng hóa, chúng ta cũng khó có thể trách khách hàng vì quan niệm tương tự.

Một số khách hàng lại đưa ra quyết định mua hàng của mình dựa trên phương pháp thần thánh là “thu thập ba báo giá rồi giao công việc cho bên ra giá thấp nhất.” Tất nhiên, điều này nên được hiểu là “người ra giá thấp nhất trong số những người có thời gian giao bản dịch ngắn nhất”, bởi nếu bạn không xử lý công việc được ngay, bạn sẽ tự động bị loại khỏi cuộc chơi.

Cố gắng thuyết phục một khách hàng rằng bản dịch của bạn có chất lượng tốt hơn cũng vô ích: dịch giả nào cũng khẳng định như vậy. Điều này đưa chúng ta quay lại với vấn đề không-có-hàng-tồn-kho, chủ đề chính của bài viết này: chất lượng chỉ được cân nhắc và đánh giá sau khi khách hàng đã nhận được và xem xét bản dịch. Nếu những người muốn giá dịch thuật thấp nhất và thời gian giao bản dịch ngắn nhất phàn nàn chất lượng bản dịch quá tồi, thì đã quá muộn rồi.

(Còn tiếp)


DỊCH SỐ là một trong số những nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật hàng đầu tại Hà Nội. Ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ dịch thuật đối với hơn 20 loại ngôn ngữ khác nhau. Công ty Dịch Số đáp ứng nhu cầu dịch thuật tài liệu kỹ thuật, pháp lý, học thuật, y học và marketing, cùng nhiều loại tài liệu khác. Quý khách hàng vui lòng tham khảo thêm thông tin trên website http://www.dichso.com/ hoặc liên hệ hotline +84 934 425 988.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *