Đừng để chất lượng dịch thấp ảnh hưởng tới thương hiệu của bạn

Đừng để chất lượng dịch thấp ảnh hưởng tới thương hiệu của bạn

Đừng để chất lượng dịch thấp ảnh hưởng tới thương hiệu của bạn

 

Toàn cầu hóa và sự phát triển không ngừng của mạng internet đã khiến cho các thị trường quốc tế trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp với đủ hình hài và quy mô khác nhau có thể vượt qua mọi biên giới về địa lý – song khoảng cách về ngôn ngữ và văn hóa vẫn còn đó.

Để thành công trong xuất khẩu thương hiệu, bạn cần truyền tải một cách thành công thông điệp thương hiệu của mình bằng ngôn ngữ đích. Điều này không chỉ có nghĩa là dịch từng phần nội dung nhỏ, mà là duy trì sự thống nhất trên toàn bộ các nội dung dịch thuật của bạn, đồng thời tìm ra phương thức truyền đạt các khái niệm và tính chất thương hiệu của bạn một cách hiệu quả.

Những thất bại nổi tiếng & cách phòng tránh

Khi thương hiệu thức ăn nhanh đến từ California Taco Bell tiếp cận lại thị trường Nhật Bản vào đầu năm nay, nó đã thu hút được sự chú ý của dư luận theo cách không mong muốn. Một trang web được dịch qua loa sang tiếng Nhật quảng cáo những sản phẩm như ‘Crunchwrap 最高裁牛肉’ (saikousai gyuuniku – tạm dịch: Thịt bò Tòa án Tối cao) thay vì ‘Crunchwrap Supreme’ (tạm dịch: Crunchwrap Hảo hạng) và 安っぽいチップス (yasuppoi chippusu – tạm dịch: khoai tây chiên kém chất lượng) thay vì ‘cheesy chips’ (tạm dịch: khoai tây chiên vị phô mai). Trong khi đó, câu ‘We’ve got nothing to hide’ (tạm dịch: Chúng tôi không có gì để che dấu cả) được ghi ở phần thông tin về nguyên liệu đã bị biến thành ‘Chúng tôi đã mang những gì tới đây để che dấu?’

Sau đó, một phát ngôn viên của hãng đã thú nhận về việc sử dụng công cụ dịch thuật tự động trong quá trình dịch thuật. Bất kỳ biên tập viên người bản địa nào cũng có thể phát hiện ra những lỗi này ngay lập tức.

Trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh, McDonald’s là một tên tuổi thường thành công trong cách tiếp cận ‘glocal’ – tạm dịch là toàn cầu-địa phương – khi lưu giữ được các giá trị cốt lõi của mình mà vẫn biến đổi được cách thức marketing và sản phẩm thực tế của mình để phù hợp với thị trường địa phương. Toàn bộ trang web của hãng đều được địa phương hóa triệt để, thậm chí thực đơn cũng được thay đổi sao cho phù hợp với khẩu vị và tiêu chuẩn văn hóa của địa phương. Chẳng hạn, tại Ấn Độ, thực đơn của McDonald’s tập trung nhiều hơn vào các món ăn chay, ngoài ra thịt bò cũng không có trong thực đơn, phục vụ cho cộng đồng người Hindu chiếm tỷ trọng lớn tại đây.

Dĩ nhiên, không phải ai cũng có được ngân sách lớn dành cho nghiên cứu, song ngay cả Wikipedia cũng là một nguồn thông tin bổ ích để tìm hiểu về những khác biệt trong văn hóa giữa các nước.

 

Lưu giữ thông điệp khi dịch thuật

Để hạn chế tối thiểu những sai lầm trong dịch thuật, điều quan trọng là bạn cần hợp tác với những biên dịch viên chuyên nghiệp. Một công cụ miễn phí như Google Translate có thể có sức hấp dẫn rất lớn – một giải pháp nhanh chóng và dễ dàng như vậy cũng có mục đích riêng của nó. Nếu bạn muốn hiểu được nội dung chính của một đoạn văn, thì đây là một công cụ rất hữu ích, tuy nhiên bạn không nên sử dụng nó cho các trang web, cho hoạt động marketing hay các nội dung cần đảm bảo chất lượng phát hành khác. Ngay cả khi không phát hiện lỗi dịch thuật nào trong nội dung dịch tự động, thì bạn vẫn phải đối mặt với vấn đề thiếu nhất quán, thiếu trôi chảy và cứng nhắc trong văn phong của bản dịch. Chất lượng bản dịch như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới tính chuyên nghiệp và đáng tin cậy mà bạn muốn gây dựng cho thương hiệu của mình.

Làm việc với các dịch giả chuyên nghiệp là lựa chọn tốt nhất, và quá trình này sẽ còn có hiệu quả cao hơn khi kết hợp với việc ứng dụng công nghệ trong dịch thuật. Bộ nhớ dịch thuật, từ vựng và bảng thuật ngữ đều là những công cụ có giá trị cho quá trình quản lý thuật ngữ. Những nội dung được dịch từ trước có thể được sử dụng lại sao cho phù hợp, giúp tạo ra sự nhất quán xuyên suốt cho thương hiệu của bạn. Các thuật ngữ cũng có thể được sử dụng trong thông điệp thương hiệu, cùng với đó là những từ ngữ chuyên ngành, tiếng lóng trong ngành, từ viết tắt, hoặc tên sản phẩm. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch thuật, việc hợp tác cùng các đối tác dịch thuật nhằm tạo ra bảng từ vựng phong phú là rất quan trọng.

Ngoài việc biên dịch những nội dung sẵn có, bạn cũng nên xem xét tới việc tạo ra những nội dung mới, hay ‘dịch-tái tạo’ các phiên bản nội dung mới nhằm truyền đạt một cách hiệu quả hơn tiếng nói của thương hiệu tại các thị trường mới. Thông qua việc trao đổi cùng các đối tác dịch thuật, bạn có thể tạo ra những nội dung mới, vừa có khả năng lưu giữ những giá trị cốt lõi của thương hiệu, vừa sâu sát với các tiêu chuẩn văn hóa và ngôn ngữ của thị trường đích. Như vậy, bạn sẽ tạo được ấn tượng với người tiêu dùng bản địa, khuyến khích họ sử dụng sản phẩm và dịch vụ của mình.


DỊCH TIẾNG sẵn sàng đáp ứng nhu cầu dịch thuật công chứng nhiều thứ tiếng (Anh, Pháp, Trung, Nhật, Đức, Hàn và nhiều ngôn ngữ khác) chất lượng cao với giá cạnh tranh. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline +84 934 425 988. Tham khảo thêm thông tin tại website: http://www.dichthuattieng.com.vn/

 

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *